Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2021

ứng dụng số p-adic vào khoa học nhận thức (phần IV/IV)

Hình ảnh
  Tại cuộc hội thảo Solvay lần thứ năm (tháng 10 năm 1927)   đã xảy ra sự kiện đáng chú ý là cuộc tranh luận giữa Niels Bohr và Einstein về vấn đề liệu tinh thần (mind) và ý thức (consciousness) có phải (theo Bohr) hay không phải (theo Einstein) là một phần của vật lý  ?   Một số nhà vật lý nghĩ rằng một Lý thuyết của tất cả (Theory of Everything-TOE) phải bao gồm cả vật lý tinh thần (mind physics). Sau đây chúng ta sẽ bàn đến hai tiếp cận vật lý tinh thần: tiếp cận quy giản luận (reductionism) lý-sinh của  Penrose-Hameroff và tiếp cận thông tin p-adic của Khrennikov.   Quy giản luận (reductionism) của Penrose và  Hameroff   Các nhà khoa học thuộc khuynh hướng  quy giản luận tìm cách quy các hiện tượng tinh thần về những hiện tượng lý-sinh. Hai nhà khoa học xuất sắc phát triển quy giản luận này là Penrose và Hameroff.   Mô hình p-adic của Khrennikov   Mô hình  ORC-OR của Penrose & Hameroff  là một m...

ứng dụng p-adic vào LẠM PHÁT VĨNH CỬU (phần III/IV)

Hình ảnh
  5. Lạm phát vĩnh cửu của vũ trụ được mô tả bằng biểu diễn cây p-adic Các nhà vũ trụ học xem vũ trụ chúng ta chỉ là một bong bóng giữa rất nhiều bong bóng không đếm xuể trôi nổi trong một vùng không có hình dạng.Song không đếm xuể có nghĩa như thế nào? Nếu không đếm được thì không tính được xác suất và không tính được xác suất thì không tiên đoán được điều gì cả. Trong năm 2011 Paul Steinhardt xem vấn đề này thuộc bài toán đo đạc (measure problem) trong vũ trụ học và lấy đó làm lý do để nghi ngờ lý thuyết bong bóng của các vũ trụ.   Các nhà vũ trụ khác thì đặt vấn đề là phải tìm cách   giải quyết bài toán đo đạc. Các tác giả [5a] Daniel Harlow, Steve Shenker, and Douglas Stanford & Leonard Susskind (xem   hình   vẽ 7) đã sử dụng lý thuyết các số p-adic đề xây dựng mô hình lạm phát. Lý thuyết này liên quan đến những vấn đề cơ bản của vật lý (vũ trụ song song, mũi tên thời gian, vật chất tối và có thể cấu trúc nguyên tử của không thời gian   gián đoạn...

giới thiệu số p-adic (phần II/IV)

Hình ảnh
  3. Ứng dụng vào CHLT Người ta đã ứng dụng giải tích p-adic vào lý thuyết dây và lý thuyết trường lượng tử. Nhiều nhà vật lý cho rằng hình học và tô pô của vùng không gian dưới độ dài Planck có thể không còn các tính chất của hình học và tô pô thông thường. Một lý do quan trọng khác để áp dụng giải tích p-adic vào vật lý học liên quan đến những đại lượng   phân kỳ trong tính toán vốn là những tai họa trong lý thuyết trường lượng tử. Đây là một bài toán lớn. Nhờ ứng dụng p-adic giải tích người ta có hy vọng giải quyết bài toán các phân kỳ đó, như thế thủ thuật tái chuẩn hóa (renormalization) vốn là không đẹp sẽ không còn chỗ đứng nữa. Cơ học lượng tử (CHLT) p-adic là một ứng dụng giải tích p-adic (p-adic analysis) vào CHLT . Trong cơ học ta dùng R (số thực) trong CHLT ta dùng các số phức C .   Các số p-adic Q p   là sự mở rộng các tập số trên.Theo định lý Ostrowski các tập   R và   Q p vét cạn (exhaust) mọi mở rộng của Q (số hữu tỷ). 4 Siêu me...

giới thiệu số p-adic

Hình ảnh
  GIỚI THIỆU SỐ P-ADIC một công cụ toán học cho lý thuyết thống nhất (TOE)   Các số p-adic được   nhà toán học Kurt Hensen   tìm ra từ cuối thế kỷ 19 (năm 1897 ) để bổ sung cho tập các số thực , hữu tỷ, số phức.Các số p-adic dẫn đến metric không- Archimedean thích hợp cho sự mô tả không thời gian gián đoạn. Cùng với vẻ đẹp toán học   các số p-adic   trở thành một công cụ hữu hiệu giúp các nhà vật lý mô tả chính xác hơn thế giới khách quan trong nhiều lĩnh vực từ vi mô đến vĩ mô : cơ học lượng tử , lý thuyết dây,   môi trường đông đặc ,vũ trụ học,... và   khoa học nhận thức.     1.Tổng quan  Các trường Q p của các số p-adic (trong đó p=2,3,...1999,...là những số nguyên tố) lần đầu tiên được đưa vào toán học bởi nhà toán học Đức K.Hensel  cuối thể kỷ19 (hình 1).  Trường số Q p sẽ được trình bày ngắn gọn ở phần 2.   Hình 1. Kurt Hensel (1861-1941) nhà toán học Đức, sinh ở Kaliningrad , Nga  đã tìm ra các...