Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2022

nhìn lại SIÊU ĐỐI XỨNG

Hình ảnh
                      Siêu đối xứng - một khủng hoảng trong vật lý ?   Siêu đối xứng (SUSY-Supersymmetry) khẳng định rằng mỗi hạt có một siêu hạt tương ứng, các nhà vật lý đang truy tìm các siêu hạt. SUSY được đánh giá cao vì giúp giải quyết nhiều vấn đề trong vật lý lượng tử, như vấn đề vật chất tối. Các nhà vật lý hy vọng tìm thấy các siêu hạt trên LHC (Large Hadron Collider). Song đến hiện nay mọi cố gắng đều vô vọng. Nếu trong thời gian đến LHC cũng bất lực thì SUSY quả rơi vào bế tắc. Điều này dẫn đến một tình trạng khủng hoảng vật lý các hạt cơ bản.Sau đây là nội dung cơ bản bài viết của hai tác giả Joseph Lykken (Fermi National Accelerator Laboratory, Batavia) và Maria Spiropulu (California Institute of Technology) công bố trên Scientific American tháng 5/2014.   Thế nào là siêu đối xứng?     SUSY là đối xứng trong đó mỗi hạt có tương ứng một siêu hạt đi kèm với spin khác spin của hạt là ½, như vậy SUSY sẽ biến đổi fermion thành boson và ngược lại. Nếu LHC

nhìn lại PHỨC HỢP

Hình ảnh
      KHOA HỌC PHỨC HỢP    (Complexity Science-Science of the 21 century)   Xin giới thiệu một môn khoa học quan trọng cho mọi ngành (tự nhiên và nhân văn). Đó là Khoa học Phức hợp- COMPLEXITY SCIENCE (viết tắt là CS, đừng nhầm với viết tắt của từ Cộng sản ).Sau đây có lẽ là lời dẫn nhập thuyết phục nhất về CS :   “Tôi tin chắc rằng những quốc gia thiện dụng khoa học phức hợp   sẽ trở thành những   siêu cường về kinh tế, văn hóa và chính trị trong thế kỷ 21”   Heinz R. Pagels (1988) The Dreams of Reason: The Computer and the Rise of the Sciences of Complexity. Phát biểu trên của Heinz R. Pagels là m ột lời kêu gọi các nhà khoa học, công nghệ và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và triển khai khoa học phức hợp.   Các bạn sẽ tìm thấy ở đây các khái niệm quan trọng: fractal,cân bằng và không cân bằng, lý thuyết hỗn độn (chaos), quỹ đạo hút (attractor), … Post sau đây nhằm mục đích giới thiệu tóm tắt CS. Chi tiết có thể tìm thấy theo link sau đây: http://tias

HAI BÀI TOÁN THIÊN NIÊN KỶ VỀ VẬT LÝ LÝ THUYẾT

Hình ảnh
         Giới thiệu HAI BÀI TOÁN THIÊN NIÊN KỶ VỀ VẬT LÝ LÝ THUYẾT Những bài toán thiên niên kỷ ( Millennium problems)   là 7 bài toán đề ra bởi Viện Toán Clay tháng 14 tháng 5/2000. Mỗi giải cho một bài toán có mệnh giá 1 triệu $. Đến hiện nay chỉ có một bài toán đã được giải xong ,đó là bài toán Phỏng thuyết Poincaré (Poincaré conjecture),người được giải là nhà toán học Nga Grigori Perelman (năm 2003).Trong số 7 bài toán nói trên có 2 bài toán thuộc vật lý lý thuyết : bài toán Navier-Stokes và bài toán Yang-Mills lượng tử.                                    PHƯƠNG TRÌNH CƠ HỌC MÔI TRƯỜNG LIÊN TỤC NAVIER-STOKES Th ế giới của chúng ta đầy rẫy những chất lỏng.Từ máu chuyển động trong các mạch máu li ti dến nhiều hiện tượng thủy khí động học khác trong bầu khí quyển (hàng không), trong đại dương (hàng hải) cùng bao nhiêu vấn đề gắn liền với cuộc sống. Thế mà lạ thay là chúng ta chưa có một mối hiểu biết sâu sắc toán học về chuyển động của các chất lỏng. 1   .