Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2021

HẠT NHÂN THẾ KỶ 21

Hình ảnh
  Hạt nhân thế kỷ 21 90B    HAI KHUYNH HƯỚNG NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN CHỦ ĐẠO TRÊN THẾ GIỚI TRONG THẾ KỶ 21. Để xây dựng một tư duy lâu dài và hợp lý choVN trong vấn đề NLHN (Năng lượng hạt nhân), ta cần biết thế giới đã có những phát triển và khuynh hướng nào trong tương lai về NLHN?  I  /  Trên thế giới Trước khi đi vào hiện trạng NLHN ta trở lại một chút về lịch sử phát triển các LPƯ (Lò phản ứng).Xem hình 1.   Hình 1 . Tại gốc ta có hai nhánh chính :các LPU sử dụng uranium thiên nhiên và uranium làm giàu. Sự phối hợp giữa hai nhánh LPU làm chậm bằng chì và tải nhiệt bằng khí mở đường cho các LPU nhiệt độ cao. Một vài nhánh đã « tuyệt chủng »: NUGG vì lý do kinh tế, RBMK vì lý do an toàn. Trên hình 1 ta thấy rõ các LPƯ trong tương lai (2040) sẽ là các LPƯ thuộc thế hệ IV . Hai tài liệu đáng tham khảo về vấn đề NLHN thế kỷ 21 là: Năng lượng hạt nhân thế kỷ 21: khả năng và thách thức ,Akos Horvath and Elisabeth Rachlew[1] & Nuclear Power in Asia,Piere Darriulat [2]. Như chúng ta biết

LỰC HẠT NHÂN

Hình ảnh
  LỰC HẠT NHÂN ( NUCLEAR FORCE ) 89B Vấn đề lực hạt nhân là một trong những vấn đề khó nhất của  vật lý hiên đại [1]. Lực hạt nhân (hay lực tương tác mạnh ) là lực giữa 2 hoặc nhiều nucleon ( proton và neutron) trong hạt nhân nguyên tử . Lực này 10 triệu lần lớn hơn mạnh hơn lực lực liên kết hóa học nối các nguyên tử trong phân tử . Vậy năng lượng các LPƯ (Lò Phản ứng ) lớn hơn nhiều lần so với năng lượng cung cấp bởi các lò nhiệt điện.Tầm lực hạt nhân rất ngắn vài femtometer (1 fm=10^-15 m), ngoài tấm đó lực hạt nhân giảm mạnh. Nghiên cứu lực hạt nhân đã chiếm công sức nhiều thế hệ các nhà vật lý. Một ít lịch sử  Hình 1.Hạt nhân nguyên tử được cấu thành bằng những proton (màu vàng) và những neutron (màu xanh) và gắn kết nhau bởi những lực hạt nhân. Năm 1935 nhà vật lý Nhật Hideki Yukawa đưa ra ý tưởng rằng các nucleon trao đổi nhau một hạt meson (có khối lượng) và từ đó phát sinh lực hạt nhân giống như các electron trao đổi photon ( không khối lượng) ,song vì lực hạt nhân có tầm tác đ

SM & SUGRA

Hình ảnh
          THỐNG NHẤT SM VÀ SUGRA (INTRODUCE SM INTO SUGRA) 88B SM=standard model (mô hình chuẩn) SUGRA = supergravity (siêu hấp dẫn ) Trong công trình  trên Physical Review Letters  (2018). DOI: 10.1103/PhysRevLett.121.091601  GS. Krzysztof Meissner và GS. Hermann Nicolai ,  đã đưa ra một sơ đồ mới tổng quát hóa SM (Standard Model –Sơ đồ chuẩn) có chứa cả hấp dẫn SUGRA.Đây là một loại đối xứng mới chưa sử dụng trong vật lý các hạt cơ bản ( nhóm E10 vô hạn chiều và hyperbolic ) [1a,b] &[2]. Ở đây ta có 2 phạm trù là SM và SUGRA cần xét đến. 1 /  SM (Mô hình chuẩn )  Trong mô hình chuẩn các hạt cơ bản được xếp như trong hình 1 .                                          Hình 1 . Các hạt sơ cấp trong Mô hình chuẩn ( SM) Nếu chỉ chú ý đến các fermion và phản fermion ta có số bậc tự do là 12x2x2=(12 hạt+12 phản hạt)x 2 hình chiếu spin=48. 2 /  Siêu hấp dẫn là gì ? Trong vật lý lý thuyết siêu hấp dẫn (supergravity-viết tắt là SUGRA) là lý thuyết kết hợp siêu đối xứng và GR( General Relati

HỆ THỨC BELL

Hình ảnh
  Tính không định xứ (non locality) và không hiện hữu (non realism) 87B   Những phát triển trong vòng thập kỷ vừa qua của vật lý đang làm nổi bật hai tính chất quan trọng của thế giới khách quan. Đó là tính không định xứ (non locality) và không hiện hữu (non realism).  Quan điểm “không định xứ & không hiện hữu” là phù hợp với thực nghiệm và chống lại quan điểm “định xứ & hiện hữu”. Bài viết sau đây nhằm mục đích chia sẻ thông tin về vấn đề lý thú này. Các danh từ định xứ (locality) và  hiện hữu ( realism) trong QM (Quantum Mechanics-Cơ học lượng tử ) và GR (General Relativity-Lý thuyết tương đối rộng) có nội dung như sau. Quan điểm “hiện hữu” khẳng định rằng khi chúng ta không quan sát thực tại thì thực tại vẫn hiện hữu. Quan điểm này trái ngược với quan điểm “không hiện hữu”: tại mức lượng tử “hạt” không có những tính chất nhất định cho đến khi chúng ta tiến hành các phép đo, điều này có nghĩa là các tính chất nhất định của hạt không hiện hữu trước khi chúng ta tiến hành các p

LÝ THUYẾT LIOUVILLE

Hình ảnh
                                                                                                                                                                   LÝ THUYẾT LIOUVILLE (LIOUVILLE THEORY) 87aB Đó là  một  Lý thuyết trường conformal 2D(2D  CONFORMAL FIELD THEORY-CFT)  mà nếu xét phương trình chuyển động cổ điển (classical equation of motion) thì ta  có phương trình Liouville tổng quát (generalization of Liouville equation). Conformal =bảo giác  CFT mô tả động học tầm xa của những hệ thống kê và lượng tử cuả nhiều hạt gồm nhiều biến đổi : Dịch chuyển (translations) Biến đổi Lorentz Biến đổi thang (scale) Trong hình học vi phần phương trình Liouville (theo tên Joseph Liouville ) là phương trình phi tuyến riêng  phần  thỏa mãn bởi factor conformal f của metric f 2 (dx 2 + dy 2 )trên một mặt  phẳng với độ cong Gaussian K không đổi :    Ta biết trong vật lý Liouville equation là quan trọng . Liouville equation được sử dụng trong nhiều  lĩnh vực (ví như atmospheric predictabilit

DU HÀNH VŨ TRỤ

Hình ảnh
  DU HÀNH VŨ TRỤ  (VOYAGE VERS INFINI) 86B “ Không gian là biên giới của vô tận “ câu này bắt đầu mọi công đoạn trong phim viễn tưởng “STAR TREK” nổi tiếng của Mỹ . Nhà tiểu thuyết Poul Anderson tưởng tượng rằng mọi khoảng cách vũ trụ đều có thể vượt qua trong thời gian đời sống một con người .   Hình 1 . Con tàu stato réactor theo quan điểm của BUSSARD năm 1960 sẽ sử dụng hydrogene của khoảng không giữa vũ trụ cho một động cơ phản ứng nhiệt hạch . Chúng ta cần thời gian rất lớn theo cuốn tiểu thuyết TAU ZERO CỦA Poul Anderson có thể lớn hơn một đời người . Khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời = đơn vị thiên văn UA (unit é astronomique)=149,6 triệu km. Thái dương hệ có kích thước khoảng 100 UA. Con tàu VOYAGER phóng năm 1977 đã bay được 153 UA. Hệ Alpha Centauri gần Thái dương hệ nhất cũng nằm ở khoảng cách khoảng 273000 UA.Nếu bay với vận tốc 17km/s (3,6 UA/năm) thì Voyager 1 cũng cần 76000 năm để đến đích . Người ta còn sử dụng  năm ánh sáng (ann é e –lumiere) để đo   khoảng cách=kho