giới thiệu số p-adic (phần II/IV)
3. Ứng dụng vào CHLT
Người ta đã ứng dụng giải tích
p-adic vào lý thuyết dây và lý thuyết trường lượng tử. Nhiều nhà vật lý cho rằng
hình học và tô pô của vùng không gian dưới độ dài Planck có thể không còn các
tính chất của hình học và tô pô thông thường. Một lý do quan trọng khác để áp dụng
giải tích p-adic vào vật lý học liên quan đến những đại lượng phân kỳ trong tính toán vốn là những tai họa
trong lý thuyết trường lượng tử. Đây là một bài toán lớn. Nhờ ứng dụng p-adic
giải tích người ta có hy vọng giải quyết bài toán các phân kỳ đó, như thế thủ
thuật tái chuẩn hóa (renormalization) vốn là không đẹp sẽ không còn chỗ đứng nữa.
Cơ học lượng tử (CHLT) p-adic là một
ứng dụng giải tích p-adic (p-adic analysis) vào CHLT .
Trong
cơ học ta dùng R (số thực) trong CHLT ta dùng các số phức C.
Các số p-adic Qp là sự mở rộng các tập số trên.Theo định lý
Ostrowski các tập R và Qp vét cạn (exhaust)
mọi mở rộng của Q (số hữu tỷ).
4 Siêu metric xuất hiện trong spin glass
Thế nào là spin glass
Spin glass (SG) là một vật liệu từ vô trật tự với
những spin nằm hỗn độn. SG khác vật liệu sắt từ (FM-ferromagnetic) ở chỗ sau khi đã lấy
đi từ trường ngoài thì sắt từ vẫn giữ được
vĩnh viễn từ tính (magnetization) .
Còn vật liệu thuận từ (PM-paramagnetic) khác SG ở
chỗ sau khi lấy đi từ trường ngoài thì thuận từ
có từ tính giảm đi về số không nghĩa là không còn từ tính tồn dư.
Sự khác nhau giữa PM và SG có thể được hình dung
như sau: nếu chụp ảnh hướng của các spin
của PM và SG thì chúng ta thấy hướng các spin hỗn độn như nhau. Song nếu tiếp
sau đó chụp một ảnh khác thì ta thấy bức ảnh này giống bức ảnh trước đối với SG
song đối với PM thì ta có một bức ảnh khác, nói cụ thể hơn trong SG các spin giữ
lại hướng trong một thời gian dài.
Nhận xét
Đăng nhận xét