Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 11, 2020

THÂM TÂM VÀ CÂU CHUYỆN TÌNH

Hình ảnh
                                                                         THÂM TÂM VÀ CÂU CHUYỆN TÌNH 15B  Blog Vật lý hiện đại chào đón một câu chuyện văn học ( Vật lý hiện đại  giao lưu với văn học cổ , trung , cận đại ). Hãy nghe câu chuyện tình của thi sĩ Thâm Tâm (hay là kỳ án T.T.KH với bài thơ tuyệt tác Hai sắc hoa ti-gôn). Thâm Tâm (1917-1950)-->33 tuổi (mất trên đường hành quân chiến dịch Cao-Bắc-Lạng). Chúng ta đã làm quen với thi sĩ Thâm Tâm qua note BIỆT LY với bài thơ nổi tiếng TỐNG BIỆT HÀNH (được xếp là bài thơ tuyệt hay của văn học cận đại) .Song câu chuyện tình của Thâm Tâm với nàng T.T.KH (Trần Thị Khánh) còn bi thiết hơn nữa . Khoảng tháng 8/1937 tc Tiểu thuyết thứ bảy có nhận được bài thơ HAI SẮC HOA TI-GÔN của tác giả T.T.KH. Đây có thể xem như là một bài thơ gần tuyệt tác. Giới văn chương VN  xôn xao : ai là thi sĩ tài danh T.T.KH ? Và nhiều giả thiết được đưa ra (trong đó có giả thiết tác giả là Nguyễn Bính! ) và vấn đề ai là T.T.KH ? trở thành một kỳ án vă

HẤP DẪN LƯỢNG TỬ VÒNG

Hình ảnh
    Giới thiệu  LÝ THUYẾT HẤP DẪN LƯỢNG TỬ VÒNG (LQG) 14B Trong vật lý hiện đại có hai lý thuyết trụ cột là lý thuyết lượng tử và lý thuyết hấp dẫn. Cần phải thống nhất hai lý thuyết đó. Đây là một công việc cực kỳ khó khăn. Hiện nay có hai lý thuyết quan trọng đang tiến hành công cuộc thống nhất đó: LTD (Lý thuyết dây) và LQG (Loop Quantum Gravity-Lý thuyết Hấp dẫn lượng tử vòng). Bài viết này nhằm giới thiệu LQG. Lý thuyết LQG đã dẫn đến nhiều điều mới mẻ như thay vì BigBang ta  phải có BigBounce (Vụ nẩy bật  lớn) của vũ trụ trong quá khứ. LTD có tham vọng lớn hơn là thống nhất cả bốn tương tác: điện từ, yếu, mạnh và hấp dẫn.Song LTD lại  sử dụng một không thời gian nhất định, nói  một cách hình tượng là làm đông cứng (freeze) không thời gian lại, điều này làm cho tính tổng quát của lý thuyết bị mất đi, ngoài ra LTD không đưa ra được một thí nghiệm  nào để kiểm chứng lại lý thuyết. LQG có một mục tiêu hạn chế hơn là chỉ nhằm thống nhất hấp dẫn và lượng tử, song đây là một bước đầu qu

GIỚI THIỆU LÝ THUYẾT DÂY

Hình ảnh
                                                              Giới thiệu Lý thuyết dây  13B Hai lý thuyết quan trọng nhất đang chế ngự vật lý lý thuyết trong phương hướng tìm một TOE (Theory of Everything) là LTD (Lý thuyết dây-String theory ST) và Lý thuyết Hấp dẫn lượng tử vòng (LQG-Loop Quantum Gravity,còn gọi là Quantum Gravity).Bài viết này giới thiệu LTD. Về LQG   (đã giới thiệu trước đây) xin xem link sau đây : Lý thuyết dây (LTD) đã phát triển Mô hình chuẩn của Vật lý các hạt cơ bản bằng cách đưa vào ít nhất 10 chiều dư (extra dimension) không thời gian. Các hạt với kích thước bằng không ( như một điểm )được thay thế bằng những thực thể 1-chiều (như một sợi dây). Các đặc trưng của hạt phát sinh từ dao động của các dây theo các mode khác nhau. LTD đã từng chiếm ngôi vị số một trên các trang báo khoa học về  thuyết lượng tử. Theo LTD, thực thể cơ bản  nhất không phải là hạt mà là dây. Đây là đối tượng một chiều, kín hay hở, có kích thước vô cùng nhỏ  10 -33 cm  . Khi dây dao động

TIẾN TRIỂN TƯƠNG THÍCH CONFORM

Hình ảnh
    12B Giới thiệu :    Lý thuyết tự tiến triển tương thích conform CONFORMAL BOOTSTRAP viết tắt là CB Chúng ta gặp ở đây hướng đi hiện đại nhất trong vật lý lý thuyết. Bài giới thiệu sau đây chỉ nêu được những nội dung chính của hướng đi này. Trước hết chúng ta nói về từ ngữ. • Conformal ở đây có nghĩa là các biến đổi của nhóm conform. • Bootstrap (dây giày) dùng với ý nghĩa ta kéo dây giày lên phía trên với hy vọng bằng cách này ta nâng được toàn thể trọng lượng của ta lên khỏi mặt đất (một ý nghĩ lý thú). A  .  Conformal Lý thuyết trường conformal (CFT-Conformal Field Theory) mô tả động học tầm xa của những hệ thống kê và lượng tử của nhiều hạt. Nhóm conform gồm các vi tử sau đây:  Đại số conform chứa nhiều biến đổi quan trọng: • Dịch chuyển (translations) • Biến đổi Lorentz (Lorentz transformations) • Biến đổi thang ( scale ),… Bất biến thang là những đối xứng của hệ không thay đổi ở tất cả các thang (đó là tính tự đồng dạng-->self-similarity) LTT (Lý thuyết trường lượ

THỜI GIAN XUẤT HIỆN TỪ ĐÂU ?

Hình ảnh
     11B THỜI GIAN ĐÃ XUẤT HIỆN TỪ ĐÂU ? Thời gian xuất hiện sau Big Bang. Khó lòng  tưởng tượng được chúng ta có thể quay lại lúc 10-31 s sau Big Bang để thấy thời gian đóng cứng , không quá khứ, không tương lai,không mũi tên, thời gian bỗng như cựa mình và bắt đầu chảy , biến một cách  không đảo ngược năng lượng nguyên thủy thành một plasma quarks +gluons rồi tiếp theo là nguyên tử , các sao , các hành tinh ,…    Thời điểm tic-tac đó của vũ trụ đã được tái lập trong phòng thí nghiệm tại Đại học Heidelberg, Đức. Một chiến công của vật lý: diện kiến sự hình thành của Thời gian. Lúc sơ thủy không tồn tại cái trước cái sau.Trước 13,7 tỷ năm,vũ trụ chỉ là một điểm kỳ dị, trong đó chưa có sự cố nào kịp xảy ra hết.Dẫu không gian có dãn nở vẫn chưa có hạt , chưa có ánh sáng .Thời gian chưa in dấu chân trong vũ trụ. Vũ trụ chỉ là những bọt lượng tử , một trạng thái lạ giữa năng lượng và vật chất đang thăng giáng liên hồi. Đột nhiên nhiều sự cố xảy ra và thời gian bắt đầu chảy, năng lượng đổi

HỎI ĐÁP LÝ THUYẾT LƯỢNG TỬ

Hình ảnh
    10B HỎI ĐÁP LÝ THUYẾT LƯỢNG TỦ Nói chung chúng ta đã biết  vật lý cổ điển là lý thuyết xác định luận (deterministe) trong khi đó vật lý lượng tử là lý thuyết xác suất (probabiliste) luận. Sau đây là những câu hỏi và trả lời nêu ra trên tc Science et Vie , Hors serie số 292 (2020), những Q/A này làm sáng tỏ nhiều vấn đề của VLCĐ (vật lý cổ điển ) và VLLT (vật lý lượng tử ). CÂU HỎI 1 VẬT LÝ LƯỢNG TỬ CÓ THỂ ÁP DỤNG ĐẾN KÍCH THƯỚC NÀO ? TRẢ LỜI 1 Về mặt toán học không có điều gì chứng tỏ rằng VLLT không thể áp dụng đối với những đối tượng vĩ mô.Thực tế ta không quan sát các hiện tượng lượng tử ở xích lớn là do ở mức tương tác. Nếu một đối tượng càng lớn thì đối tượng càng tương tác nhiều với môi trường và càng làm thoát ra nhiều thông tin còn rất ít tính lượng tử .  Hãy chú ý hiện tượng liên đới lượng tử ( entanglement quantum): mặc dầu cách xa nhau hai hạt lại hành xử như một thực thể . Trong một hệ chứa càng nhiều hạt thì các hạt có nhiều xác suất để tương tác với môi trường vì vậy

SUY LÝ THUYẾT LƯỢNG TỬ TỪ LÝ THUYẾT TƯƠNG ĐỐI

Hình ảnh
    9B SUY LÝ THUYẾT LƯỢNG TỬ TỪ LÝ THUYẾT  TƯƠNG ĐỐI ? Information from [1]  Ikonicoff 263 Tiêu đề tưởng chừng như đặt ra một vấn đề quá là lạ lùng . Song đây lại là một khía cạnh trong bài toán lớn thống nhất lý thuyết lượng tử và lý thuyết tương đối . Nhiều nhà vật lý khẳng định rằng vật lý lượng tử có thể suy ra từ lý thuyết tương đối.Họ chứng minh rằng lý thuyết tương đối cho phép tìm thấy những hiện tượng lượng tử .  Tưởng rằng 2 lý thuyết đó như nước và lửa song điều đó lại chỉ là tương đối mà thôi ! Và  đây lại  là dấu hiệu của một lý thuyết bao trùm. Người ta muốn có một lý thuyết thống nhất lý thuyết lượng tử và lý thuyết tương đối để miêu tả được nội vùng lỗ đen và kể cả “thời điểm “ bigbang.                                                             Hy vọng suy lượng tử từ tương đối Ngoài ý muốn biến lý thuyết Einstein thành một lý thuyết đột sinh từ lý thuyết lượng tử (lý thuyết nào là lý thuyết cơ bản ?) các nhà vật lý nêu lên ý tưởng rằng điều ngược lại cũng khả dĩ .Nhi