TÔI TRƯỞNG THÀNH TỪ TRƯỜNG LƯƠNG VĂN CHÁNH, PHÚ YÊN
Cao Chi
·
Gs Cao Chi, sinh năm 1931,
là cựu học sinh Lương Văn Chánh (1947-1950), sau đó được giữ lại trường giảng
dạy.
· Quê quán Tư nghĩa, Quảng ngãi, chuyên gia Vật lý lý
thuyết,Vật lý hạt nhân, cộng tác viên khoa học VN tại Viện liên hiệp nghiên cứu
hạt nhân Đúp na, Nga (1963-1968), chuyên viên cao cấp Viện Vật lý, Viện Khoa
học Kỹ thuật hạt nhân, Viện Năng lượng Nguyên tử Việt nam.
Trường
Sau Tiểu học tôi được gia
đình gửi đến (1944) học trường
Đây là một trường cho dành
cho con cháu người Pháp và con cháu các nhà giàu có trong nước.Bố mẹ gửi tôi
đến đây theo lời giới thiệu của một bạn đồng nghiệp của bố. Đây là một hy sinh
lớn của gia đình.Lương công chức của bố
khoảng 80 đồng Đông dương thì đã dùng đến 40 đồng để tôi được đến học
Providence.
Đây là một trường đạo . Học
sinh sáng tối đọc kinh trước khi ăn cơm
còn trước khi đi ngủ phải đến nhà thờ (ở ngay trong trường )làm lễ .Tôi
bắt đầu biết tiếng Pháp vì trong trường toàn sử dụng tiếng Pháp .
Hiệu trưởng là cha Dancette,
một bậc uyên thông rất giỏi tiếng Latinh, dưới cha Dancette là các cha người
Pháp và người Việt . Cha Dancette rất thích hôn các em học sinh khi các em có
việc phải đến gặp cha.
Tại trường
TRƯỜNG VÕ TÁNH (xin xem bài
VÀI KỶ NIỆM VỀ COLLÈGE VÕ TÁNH)
TRƯỜNG LƯƠNG VĂN CHÁNH
(1947-1950), PHÚ YÊN
Tôi tuy không phải quê quán
Phú yên nhưng xem Phú yên là quê hương thứ hai
vì đã trải qua tuổi thơ ở Phú yên và những kiến thức có được hiện nay
đều nhờ ở thời gian học tập tại trường Lương Văn Chánh (LVC), cái nôi đào tạo
nhiều công dân yêu nước, nhiều chiến sĩ, nhiều trí thức có đóng góp lớn
cho Việt nam.
Tôi vào học trường Lương Văn
Chánh lớp đệ nhị niên vào năm 1947, tại
An thổ, huyện Tuy an. Lúc bấy giờ trong những năm 50 hiệu trưởng LVC là thầy
Trần Sĩ một học giả nổi tiếng của Phú yên. Thầy là đồng tác giả (với thầy
Nguyễn Đình Cầm) cuốn Địa dư Phú yên, xuất bản lần đầu tiên năm 1937.
Cho đến nay tôi nghĩ rằng vẫn chưa có một cuốn sách địa dư về một
tỉnh nào mà khoa học và chất thơ mộng của quê hương, đất nước quyện lại với
nhau một cách hài hòa như vậy. Cuốn sách này làm cho học sinh chúng tôi sau khi
học luôn giữ được hương vị thâm trầm của một vùng đất đáng yêu là tỉnh Phú yên.
Cứ mỗi lần thầm đọc lại các bài tập đọc là bao nhiêu kỷ niệm thời tuổi trẻ lại
trỗi dậy trong lòng. Đèo Cả, đồng Tuy
Hòa, đầm Ô loan, chợ Đèo Tuy an,...
Ngoài thầy Trần Sĩ còn có
nhiều thầy tài giỏi như thầy Nguyễn Khải dạy toán làm chúng tôi say mê môn học
vốn bị xem là khô khan này, thầy Khải đã lồng vẻ đẹp toán học vào các giờ
giảng. Phải kể đến thầy Bùi Xuân Các mà nhà văn nổi tiếng Nguyễn Tuân đã tặng
danh hiệu ông nghè bút thiếp thời nay, một con người tài hoa với chữ
viết có thể sánh với bút thiếp Lan đình.
Và còn nhiều thầy giáo như thầy Bửu Thọ một bậc thông thái văn học Pháp, thầy
Hồng Hà một chuyên gia tiếng Anh, thầy Trần Văn Kỳ một bộ từ điển sống về sinh
học vạn vật, thầy Huỳnh Diệu dạy vật lý, thầy Trần Thiện Căn dạy sinh ngữ những cây đập bóng chuyền dũng mãnh, niềm run
sợ cho các đội bóng chuyền của tỉnh trong các buổi giao lưu.
Khoảng thời gian này thầy trò
LVC trải qua nhiều gian truân, tài liệu thiếu thốn, điều kiện ăn ở khó khăn,
giặc đổ bộ Tiên châu đốt phá trường tại An thổ.
Lại chuyển về Đồng Me,
Bên ngôi chùa Phổ Bảo.
Lớp gió lạnh lùa khe,
Đường mưa đầm vạt áo.
Vượt qua bao khó khăn, gian
khổ LVC đạt nhiều thành tích trong giảng dạy và học tập. Năm 1950 tôi may mắn được vinh dự là thủ khoa kỳ thi trung học phổ thông và thủ
khoa kỳ thi hội về toán toàn Liên khu 5.
Nhờ nhiều thành tích của thầy
trò LVC trường trở thành một ngôi sao giáo dục miền Nam Trung bộ trong những năm
50. Viết đến đây tôi không thể không nhớ
đến những bạn đồng niên như Nguyễn Tài
Sum, Võ Thị Kim Đính, Cao Lan, Nguyễn Cách, Nguyễn Xanh, Đặng Ngọc Trân, Phạm
Thị Xuân Vân,... và những bạn đã ra đi vĩnh viễn vì chiến đấu cho đất nước.
Đó là cuộc chia ly chói
ngời sắc đỏ
Tươi như cánh nhạn lai
hồng...
thơ Nguyễn Mỹ
Đại học Lomonosov
MGU & Viện liên hiệp nghiên cứu hạt nhân Đúp na JINR (Nga)
Sau khi học xong LVC tôi được trường giữ lại làm giáo viên và rồi năm
1955 tôi được cử đến học trường MGU,
Đại học quốc gia Mạc tư khoa mang tên Lomonosov. Đây là thánh đường khoa
học của thế giới, một kỳ tích kiến trúc tuyệt đẹp của Nga sừng sững trên đồi Lê
nin. Học ở một trong các trường hiện đại nhất thế giới lòng tôi vẫn luôn hướng
về LCV. Nhờ những kiến thức học được từ LVC tôi có điều kiện để theo kịp bạn bè
sinh viên Nga và các nước khác.
Sau khi tốt nghiệp MGU tôi được GS Tạ Quang Bửu đề cử trong chương trình đào tạo nhân lực
khoa học VN sang làm cộng tác viên khoa học VN tại Viện liên hiệp nghiên cứu
hạt nhân Đúp na . Đây là viện nghiên
cứu hạt nhân quốc tế của phe xã hội chủ
nghĩa với những thiết bị máy móc hiện
đại nhất lúc bấy giờ. Tại đây đã làm việc Viện sĩ GS Nguyễn Văn Hiệu, nhà vật
lý lý thuyết VN nổi tiếng trên thế giới, Ủy viên Bộ Chính trị GS Nguyễn Đình
Tứ, người đã góp phần trong một tập thể Nga-Việt tại Đúp na phát hiện một hạt
cơ bản trong thế giới vi mô. Phía Nga có Viện sĩ Nikolay
Nikolaevich Bogolyubov , mà trong giới vât lý và toán học thế
giới không ai là không biết, viện sĩ Dmitrii
Ivanovich Blokhintsev, một trong những nhà
khoa học xây dựng nên nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Nga và của thế giới,
nhà máy Obninsk, một thành phố cách Mạc tư khoa 102 km về phía tây nam, bắt đầu
vận hành ngày 27 tháng 6 năm 1954. Và nhiều nhà khoa học danh tiếng khác từ các
nước trong phe xã hội chủ nghĩa cũ ...
Viện năng lượng nguyên tử Việt nam VAEI
Sau khi hết hạn công tác tại viện Đúp na tôi được về nghiên cứu tại
Viện Năng Lượng Nguyên tử Việt nam. Trong những năm 1992-1995 tôi được đề cử
làm chủ nhiệm đề tài nhà nước KC 09-17: Nghiên cứu chiến lược phát triển Khoa học Kỹ
thuật hạt nhân và Năng lượng hạt nhân (điện nguyên tử).
Đề tài được nghiệm thu xuất sắc ngày 19/07/1995, là đề tài góp phần mở
đầu cho quá trình đưa điện nguyên tử vào
Việt nam.
Chương trình trên bị dừng lại
vì thiếu vốn và cán bộ.
Vài lời cùng các em trường
LVC
Tỉnh Phú yên chúng ta là một tỉnh có nhiều
tiềm năng về trí tuệ một phần được vun đắp nhờ trường LVC. Nhân dân tỉnh ta rất
ham học. Nếu ai từng đi học trường LVC trước đây chắc còn nhớ cảnh gùi gạo
đường xa , lên đèo xuống dốc, dầm mưa dãi nắng
đến trường mong được các thầy cô dạy dỗ. Nhiều người trong tỉnh đã trở
thành những cán bộ có đóng góp nhiều cho đất nước như Thái Phụng Nê, Tạ Cả, Hà
Đăng, Võ Hồng, Trần Mạnh Trí, Nguyễn Mỹ, Đặng Minh Phương, ...và rất nhiều
người khác mà tôi xin được lượng thứ vì không thể kể hết được.
Xin các bạn Lương Văn Chánh khi ở xa trường
hãy mong ước trở lại thời gian xưa khi học tập tại LVC ở đấy các bạn đã tìm
thấy tình bạn và tình yêu.
Triển vọng rất to lớn đang chờ đón các bạn trẻ Phú yên. Một lời khuyên cho các em: cần phải học tập với một tinh thần khẩn trương để đạt trình độ cao không những ở VN mà còn trên quốc tế. Hy vọng rằng trong tương lai Phú yên sẽ có những nhà toán học, vật lý, hóa học, sinh học,..những nhà văn, nhà thơ, những kỹ sư,...tài giỏi nổi tiếng. Riêng trong chương trình điện hạt nhân nói chung và việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân Ninh thuận và các nhà máy tiếp theo nói riêng, VN cần một số lượng lớn các chuyên gia cao cấp am hiểu vật lý hạt nhân và công nghệ hạt nhân, đây cũng là lĩnh vực có nhiều triển vọng và tương lai cho các bạn trẻ trong đó có các em trường Lương Văn Chánh.
Nhận xét
Đăng nhận xét