nhìn lại PHỨC HỢP
KHOA HỌC PHỨC HỢP
(Complexity Science-Science of the 21 century)
Xin giới thiệu một môn khoa
học quan trọng cho mọi ngành (tự nhiên và nhân văn). Đó là Khoa học Phức hợp-
COMPLEXITY SCIENCE (viết tắt là CS, đừng nhầm với viết tắt của từ Cộng sản ).Sau
đây có lẽ là lời dẫn nhập thuyết phục nhất về CS :
“Tôi
tin chắc rằng những quốc gia thiện dụng khoa học phức hợp sẽ trở thành những siêu cường về kinh tế, văn hóa và chính trị
trong thế kỷ 21” Heinz R. Pagels (1988) The Dreams of Reason: The Computer and the Rise of the Sciences of
Complexity.
Phát biểu trên của Heinz R. Pagels là
một lời kêu gọi các nhà khoa học, công
nghệ và các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu và triển khai khoa học phức
hợp.
Các bạn sẽ tìm thấy ở đây các
khái niệm quan trọng: fractal,cân bằng và không cân bằng, lý thuyết hỗn độn
(chaos), quỹ đạo hút (attractor), …
Post sau đây nhằm mục đích giới thiệu tóm tắt CS. Chi
tiết có thể tìm thấy theo link sau đây:
http://tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=62&News=981&CategoryID=32
A
/ Khoa học phức hợp
I / Định nghĩa
Khoa học
phức hợp (tiếng Anh : complexity theory, complexity
science) là môn khoa học nghiên cứu về các hệ thống phức hợp. Nói đơn
giản, một hệ thống là phức hợp nếu nó chứa nhiều thành phần
con tương tác với nhau và nếu hệ thống đó lại biểu hiện những tính chất, những
lối hành xử (behavior) mà chúng ta không thể suy ra một cách hiển nhiên từ
tương tác của những thành phần riêng lẻ cấu thành nó.
Từ lâu hàng trăm năm trước
người ta đã gặp khó khăn khi nghiên cứu
một hệ chứa nhiều yếu tố, nhiều thành phần.
Hiện nay chúng ta đã có nhiều
công cụ hữu hiệu như nhiệt động học (thermodynamics), cơ học thống kê
(statistical mechanics) để nghiên cứu
những hệ thống nằm trong trạng thái cân
bằng (equilibrium). Song những hệ thống cân
bằng chưa phải hoàn toàn là những hệ thống phức hợp. Tuy nhiên việc nghiên
cứu những hệ thống cân bằng sẽ cung cấp nhiều khái niệm, nhiều ý tưởng cho việc
nghiên cứu những hệ thống phức hợp, vốn là những hệ thống nằm ngoài trạng thái
cân bằng.
Những hệ thống động học nằm
ngoài trạng thái cân bằng và do đó có tính phi tuyến ( phi tuyến có nghĩa là output không tỷ lệ
thuận với input, ví dụ hàm x là tuyến tính còn hàm x 2 là phi tuyến)
mới là những hệ thống quan trọng trong vũ
trụ. Những hệ thống phức hợp là: kinh tế, thị trường chứng khoán, khí hậu
thời tiết, xã hội các sinh vật, động đất,
giao thông, các sinh vật và xã hội của chúng, môi trường, các dòng chảy
cuộn xoáy, dịch bệnh, hệ miễn dịch, động học các dòng sông, trượt đất, các sắc
tố trên bộ lông động vật, nhịp đập của tim,...
Việc nghiên cứu các hệ thống
phức tạp đòi hỏi một sự tổng hợp liên ngành (interdisciplinary).
Đặc trưng quan trọng nhất của
hệ thống phức hợp là gì?
Đó là hiện tượng đột sinh (emergence).
Hiện tượng đột sinh là hiện tượng xuất hiện những quy luật, những hình thái,
những trật tự mới từ hiệu ứng tập thể
của các tương tác giữa các thành phần
của hệ thống. Như vậy các hiện tượng đột sinh không phải là một tính chất nội
tại của các thành phần con riêng lẻ mà là những tính chất của hệ thống được xét
một cách toàn cục.
1/ Một minh họa là nhiệt độ và các định luật về chất khí
– các khái niệm này vô nghĩa nếu ta chỉ xét một phân tử, chúng chỉ có ý nghĩa
đối với một hệ nhiều phân tử.
2/ Minh họa thứ hai là tổ chức quần
thể loài kiến. Mỗi con kiến chỉ hành động theo những quy tắc rất địa phương
(local) nhưng toàn thể xã hội loài kiến lại hành động theo những quy tắc đột
sinh biểu hiện một trật tự cao.
3/ Một minh họa thứ ba là hiện tượng
ùn tắc giao thông. Mỗi cá nhân tham gia giao thông có một kế hoạch riêng cho
hành trình của mình, song nhiều cá nhân tham gia giao thông lại dẫn đến ùn tắc
là một hiện tượng đột sinh không phụ thuộc vào kế hoạch của từng cá nhân.
4/ Những ví dụ tinh tế hơn là “ý
thức”, “sáng tạo”, hiện tượng đột sinh của hệ tế bào thần kinh.
Người ta thường nói: toàn cục lớn hơn tổng cơ học các thành phần để biểu diễn hiện tượng
đột sinh.
Vũ trụ chứa nhiều tầng lớp phức hợp liên quan đến nhau: thiên hà, thái
dương hệ, các hành tinh, hệ sinh thái , sinh vật, tế bào, nguyên tử rồi quark. Ta có những định luật riêng cho
các tầng lớp phức hợp, các định luật đó
là phổ quát (universal) đối với mỗi tầng
phức hợp.
II / Một số định luật mô tả cách
hành xử (behavior) của hệ thống phức hợp
a /
Fractal (xem hình 1)
Fractal
là một hình hình học mà mỗi yếu tố con của nó lại đồng dạng với toàn
hình đó. Không đi sâu vào định nghĩa toán học
ta hãy chỉ ra số chiều D (dimension) của fractal dạng trên đây. Hình này
dần chiếm nhiều chỗ trong mặt phẳng (số
chiều là 2) song không chiếm hết được , fractal cũng chiếm nhiều chỗ hơn một
đường thẳng (số chiều là 1) cho nên số chiều
của nó là
1<
D < 2
Vậy fractal có số chiều không
nguyên!
Đây là một đặc trưng quan trọng của fractal.
Dường như thiên nhiên rất tiết kiệm cho nên sáng tạo nhiều đối tượng theo
cùng một quy tắc. Hình thái chia nhánh các cây, đường đi của không khí trong
phế quản, hình dạng các các bờ biển, các đám mây, các hoa, các núi đều có thể
mô tả nhờ hình học fractal. Những hình dáng đó có tính chất bất biến đối với
với phép thay đối kích thước (scale-invariance).Hình
học fractal do Benoit Mandelbrots
xây dựng nên .
b/ Định luật
lũy thừa (power law)
Nếu thống kê số đám cháy rừng
N trong một quốc gia thì ta thu được
công thức sau đây : N.T.Sexponential(-a).
Trong đó S là diện tích bị
cháy, còn a là một số nằm giữa 1,3 và 1,5.
Định luật lũy thừa trên có thể áp dụng cho nhiều hiện tượng như động đất, hoạt
động của các vụ bùng nổ trên mặt trời, v.v.... với a khác
nhau cho nên định luật lũy thừa có tính phổ quát. Định luật này cũng có tính
chất tự đồng dạng (self similarity). Như vậy ta thấy sau fractal, lối hành xử
theo định luật lũy thừa cũng là một lối hành xử phổ quát của một số hệ thống phức hợp.
c / Định luật
1/ f
Trong nhiều hiện tượng người
ta quan sát được định luật mô tả phổ các tần số : f exponential (-a)
trong đó f là tần số, a là một hằng số. Ví dụ phổ các tần số tiếng ồn trong
các mạch điện, thăng giáng điện thế trong các tế bào thần kinh, tần số đập của
tim người,...Như thế định luật 1/f cũng là một định luật phổ quát cho nhiều hệ
thống phức tạp. Lúc a=1 (phổ biến) ta có định luật 1/f.
Chú ý tương tự như định luật lũy thừa định luật1/f cũng có tính tự đồng
dạng.
d / Các định luật cơ học thống kê, nhiệt động học
Khi nghiên cứu một hệ nhiều hạt người ta không thể sử dụng tương tác vi mô giữa chúng để mô tả toàn hệ mà phải cầu cứu đến các định
luật của cơ học thống kê, nhiệt động học.
Đây là một minh họa về hiện tượng đột sinh (emergence) khi lối hành xử
của một hệ không thể suy từ hành xử của từng hạt, của từng thành phần con.
Như thế có thể nói cơ học thống kê, nhiệt động học là những khoa học cố
điển nhất của lý thuyết về phức hợp.
Các định luật đột sinh này tác động ở mức vĩ mô là đơn giản (có tính thống
kê, xác suất) so với các định luật vi mô.
Mục tiêu của lý thuyết về phức hợp là tìm ra những định luật cao cấp hơn để
mô tả nhiều hiện tượng khác, thậm chí tìm một lý thuyết thống nhất về phức hợp .
B / Cân bằng và không cân bằng (equilibrium &
non-equilibrium)
Một khái niệm quan trọng trong lý thuyết về phức hợp là khái niệm tới hạn tự tổ chức (self-organised
criticality). Theo khái niệm này các hệ phức hợp tự
phát tiến triển về trạng thái tới hạn
giữa bất trật tự và trật tự.
Việc tiến đến điểm tới hạn của
quá trình tự tổ chức (self-organised
criticality) là nguyên lý mà các hệ không cân bằng sử dụng để tự tổ chức
mình vào một trạng thái nằm ở ranh giới bất
trật tự (disorder) và trật tự (order). Như vậy các hệ thống
không cân bằng sẽ tự xếp đặt mình vào một trạng thái tới hạn. Các tổ chức sống
là những minh họa về những hệ thống này.
Các hệ sống là những cấu trúc
phát tán (dissipative structures) có khuynh hướng tiến đến tự tổ chức
(self-organisation).Các hệ phát tán không phải là những hệ ở trạng thái cân
bằng nhiệt động nhưng luôn có khuynh hướng tiến triển về cân bằng nhờ dòng
entropy và năng lượng.
Sự thoát khỏi trạng thái cân bằng là
cần thiết để cho một cơ thể sống có thể có được một trật tự và hình thái phức hợp của nó.
C /
Phức hợp & hỗn độn (Complexity & chaos)
Phức hợp và hỗn độn là hai khái niệm gắn
liền với nhau. Các hệ phức hợp nằm đung đưa ở ranh giới giữa hỗn độn và trật tự
(balanced on the edge of chaos –not too orderly, not too disordered). Cho nên
việc nghiên cứu phức hợp gắn liền với lý thuyết hỗn độn.
Lý thuyết hỗn độn mô tả lối hành xử của một số hệ động học phi
tuyến rất nhạy cảm với điều kiện ban
đầu.
Vì sự nhậy cảm này mà lối
hành xử của hệ dường như hỗn độn, mặc dầu động học của nó được mô tả một cách
tất định bởi những hệ phương trình vi phân.
Nhà khí tượng học Edward Lorenz
đã sử dụng một mô hình để tính toán về khí tượng và phát hiện khi điều kiện ban đầu thay đổi một ít
thì kết quả tính toán lại phân kỳ so với nhau một cách đáng kể. Trong thực tế
chúng ta không bao giờ biết được chính xác các điều kiện ban đầu cho nên bao
giờ cũng rơi vào tình trạng không nắm
kết quả cuối cùng chính xác. Đây là hiệu ứng gọi là hiệu ứng con bướm (butterfly effect): một con bướm đập cánh ở Aruba có thể gây nên
bão lớn ở
Hỗn độn là một tính chất của các hệ
động học phi tuyến, đó là tính siêu nhậy
cảm đối với các điều kiện ban đầu. Cho nên các hỗn độn quan sát được thật ra là
hệ quả của một trật tự nằm trong không
gian pha (X,Y,Z,...) tức không gian của các trạng thái (trong cơ học không
gian pha là không gian tọa độ-xung lượng). Mỗi điểm trong không gian pha ứng
với một trạng thái của hệ, các điểm đó làm thành quỹ đạo trạng thái. Nhiều hiện tượng tưởng chừng như
ngẫu nhiên song đó là những hỗn độn
của một hệ tất định.
Phần của không gian pha ứng với một hành xử nhất định của hệ phức hợp làm
thành tập hút (attracting set) hay
nói cách khác làm thành quỹ đạo hút (attractor) .
D / Quỹ
đao hút có chu kỳ (periodic attractor)
Quỹ đạo hút có chu kỳ là một vòng lặp lại của các trạng
thái. Ví dụ quỹ đạo của một hành tinh quanh một sao là một quỹ đạo hút có chu
kỳ=1. Trên hình 2 là một quỹ đạo hút với chu kỳ = 4.
E
/ Quỹ đạo hút lạ (strange
attractor)
Tính nhậy cảm đối với điều kiện ban đầu được biểu hiện ở sự phân kỳ các quỹ
đạo trong không gian pha. Đối với các hệ phát tán khái niệm hỗn độn gắn kiền với khái niệm
quỹ đạo hút lạ (strange attractor ): vì có hỗn độn cho nên các điểm
mô tả trạng thái không nằm trên một quỹ đạo hút bình thường ví như quỹ đạo của
một hành tinh quanh một sao, mà nằm trên một quỹ đạo hút lạ.
Chuyển động hỗn độn dẫn đến những quỹ đạo hút lạ (strange attractors).
Quỹ đạo hút lạ là một quỹ đạo hút
không có chu kỳ. Trong không gian pha, quỹ đạo hút lạ có dạng ở hình 3 và là
biểu hiện của hỗn độn.
Không đi sâu vào định
nghĩa toán học , chúng ta hãy xác định số chiều D của quỹ đạo hút lạ trên hình
3. Ta thấy các vòng này dày đặc chiếm
gần hết không gian 3 chiều nhưng không chiếm hết! Mặt khác chúng cũng chiếm nhiều chỗ hơn không gian 2
chiều vì thế số chiều (dimension) của tâm hút
này là
2 < D < 3.
Đó là một đặc trưng của
fractal: có số chiều D không nguyên.
Hai loại tâm hút có chu
kỳ (periodic) và lạ (strange) được quan sát trong các hệ phát
tán.
G / Các tổ chức nghiên cứu khoa học phức hợp
Các tổ chức IST (Information Society Technologies), FET (Future and Emerging Technologies),
ONCE-CS (Open Network of Centres of Excellence in Complex Systems)
vạch ra những chương trình khung FP (Framework
Program) cho các nghiên cứu & triển khai dài hạn khoa học phức hợp.
Những đề tài và lĩnh vực
nghiên cứu hầu như bao trùm mọi hoạt động quan trọng nhất trong khoa học và
công nghệ, tự nhiên và nhân văn. Sau đây là các đề tài và lĩnh vực nghiên cúư
được đề cập đến trong FP7:
1 . Y tế
2 .
Lương thực, nông nghiệp và công nghệ sinh học
3 . Công
nghệ tin học và viễn thông
4 . Khoa
học và công nghệ nano, vật liệu
5 . Năng
lượng
6 . Môi
trường
7 . Giao
thông, vận tải
8 .
Khoa học giáo dục, kinh tế, xã hội và nhân văn
9 .
Các vấn đề pháp chế
10 . An ninh và hòa bình
Những vấn đề lý thuyết liên quan là
- sự sống nhân tạo (artificial life)
- hệ thống điều khiển tự động
- phức hợp sinh học / khoa học thần
kinh (biocomplexity/neural science)
- tế bào autômát
- lý thuyết tai biến (xin xem
post Lý thuyết tai biến của cùng FBer)
- lý thuyết hỗn độn (chaos / non-linear dynamical systems)
- kinh tế/thương mại/chứng khoán
- đột sinh & tự tổ chức ( emergence
& self-organization)
- entropy/năng lượng
- lý thuyết trò chơi
- CAS (Complex Adaptive Systems –hệ thích
ứng phức hợp)
H /
Kết luận
Các hệ phức hợp làm thành một
chiếc cầu giữa cá nhân và tập thể: từ
gen đến cơ quan sinh học, đến hệ sinh thái, từ nguyên tử đến vật liệu cần sản
xuất, từ máy tính đến Internet, từ công dân đến xã hội. Khoa học phức hợp nối
liền khoa học thuần túy với khoa học ứng dụng, xác lập những cơ sở mới để thiết kế, điều khiển, quản lý
các hệ thống ở một trình độ cao hơn bất kỳ cách tiếp cận hiện nay.
Khoa học các hệ phức hợp còn
là khoa học của máy tính cho nên ICT (Information & Communication
Technologies- Công nghệ Thông tin &Truyền thông) là một bộ phận nghiên cứu
quan trọng của khoa học phức hợp.
Các nước trong cộng đồng
nghiên cứu phức hợp luôn khuyến nghị các nước khác (nhất là các nước thế giới
thứ ba) cùng tham gia nghiên cứu phức hợp vì những ứng dụng của phức hợp rất to lớn và đã được kiểm nghiệm trong mọi
lĩnh vực.
Theo ý kiến cá nhân một trong
những vấn đề thiết yếu đang gây nhiều chú ý
ở Việt nam có thể là giáo dục.
Đây là một lĩnh vực cần phải được tiếp cận
dưới quan điểm khoa học phức hợp.
Nhận xét
Đăng nhận xét